Theo công bố của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), năm 2023, tỉnh Yên Bái tăng 4 bậc trong xếp hạng Chỉ số PAR INDEX so với năm 2022 và là Top 10 địa phương có kết quả Chỉ số cải cách hành chính cao nhất. Đó là nỗ lực của Yên Bái trong công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một nội dung trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái trực tiếp đến cơ sở để hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú trên môi trường điện tử.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai nghiêm túc, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành để thực hiện hiệu quả công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC, dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch, nhiều văn bản chỉ đạo điều hành về công tác cải cách TTHC.
Cụ thể hóa nhiệm vụ này, trước hết, UBND tỉnh đã thực hiện ủy quyền cho Bưu điện tỉnh tiếp nhận và trả hồ sơ kết quả giải quyết TTHC. Tiếp theo là thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC.
Đồng thời, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 57/2022/NQ-HĐND, ngày 09/12/2022 về hỗ trợ mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC qua DVCTT. Theo đó, cá nhân, tổ chức thực hiện nộp TTHC qua DVCTT được giảm 50% lệ phí theo quy định. Thúc đẩy, tạo chuyển biến trong công tác cải cách TTHC, Yên Bái đã có một số cách làm mới như: ban hành quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư và các TTHC liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường, cụ thể đã rút ngắn thời gian giải quyết từ 20 - 30% so với quy định.
Ngoài ra, đã thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết tại quyết định phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC. Tỉnh đã thực hiện ủy quyền 32 TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận của cấp tỉnh cho cấp huyện, cấp xã tiếp nhận và trả kết quả. Song song, thực hiện ứng dụng hệ thống Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Yên Bái. Thực hiện công tác tuyên truyền, các tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn đã trực tiếp hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT toàn trình theo phương châm "Đi từng ngõ, gõ từng nhà”.
Ông Bùi Xuân Liên ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên nhận xét: "Các thành viên trong Tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn đã nhiệt tình, trách nhiệm, đi đến từng nhà hướng dẫn mọi người cài đặt, sử dụng, thực hiện các TTHC trên mạng điện tử cũng như các tiện ích khác. Đến giờ, người dân Đồng Gianh đều thích vì rất tiện lợi”.
Đặc biệt, tỉnh đã lựa chọn 20 DVCTT toàn trình để thực hiện thí điểm mô hình: "Không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các dịch vụ công đã cung cấp DVCTT toàn trình trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái”. Đến nay, Cổng Dịch vụ công (DVC) của tỉnh đã và đang kết nối với 27 hệ thống cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cũng như đẩy mạnh thực hiện việc số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC để tái sử dụng mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại.
Anh Nathan Buck, quốc tịch Nam Phi là giáo viên Trung tâm Anh ngữ Poppy, tạm trú ở địa bàn phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Tôi đã được các cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái hướng dẫn nhiệt tình, cụ thể về việc khai báo tạm trú trên môi trường điện tử. Thực hiện khai báo theo hình thức này, tôi thấy vô cùng tiện lợi và nhanh chóng”.
Đặc biệt, đến nay tỉnh đã tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên hệ thống Cổng Dịch vụ công của tỉnh để người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đăng nhập và thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng. Yên Bái là một trong hai tỉnh, thành phố đầu tiên kết nối thành công, triển khai đưa vào thực hiện trên môi trường chính thức; tích hợp hệ thống chứng thực điện tử trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh; xây dựng thành công ứng dụng Cổng Dịch vụ công trên thiết bị thông minh.
Các cấp, các ngành, các địa phương vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt, công tác CCHC của Yên Bái có bước tiến bộ rõ nét. Năm 2021, Chỉ số CCHC của tỉnh xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số Hiệu quả Quản trị hành chính công (PAPI) nằm trong nhóm "Trung bình cao”. Năm 2022, tương ứng các chỉ số xếp vị trí 14/63, 11/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số PAPI nằm trong nhóm "Trung bình cao” và là năm thứ 2 Yên Bái duy trì vị trí thứ 5/14 các tỉnh trong khu vực. Năm 2023, tỉnh Yên Bái tiếp tục ghi tên trong nhóm "Trung bình cao" với tổng điểm 42,4909; đứng ở vị trí thứ 28/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 8 bậc so với năm 2022.
Đặc biệt, theo công bố của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), năm 2023, tỉnh Yên Bái tăng 4 bậc trong xếp hạng Chỉ số PAR INDEX so với năm 2022 và là Top 10 địa phương có kết quả Chỉ số cải cách hành chính cao nhất. Kết quả công tác CCHC đã góp phần đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 của Yên Bái đạt 65,99 điểm (tăng 2,9 điểm so với năm 2022), xếp thứ 39/63 tỉnh, thành trên cả nước, tăng 12 bậc so với năm 2022./.
Theo Báo Yên Bái
Theo công bố của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), năm 2023, tỉnh Yên Bái tăng 4 bậc trong xếp hạng Chỉ số PAR INDEX so với năm 2022 và là Top 10 địa phương có kết quả Chỉ số cải cách hành chính cao nhất. Đó là nỗ lực của Yên Bái trong công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một nội dung trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai nghiêm túc, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành để thực hiện hiệu quả công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC, dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch, nhiều văn bản chỉ đạo điều hành về công tác cải cách TTHC.
Cụ thể hóa nhiệm vụ này, trước hết, UBND tỉnh đã thực hiện ủy quyền cho Bưu điện tỉnh tiếp nhận và trả hồ sơ kết quả giải quyết TTHC. Tiếp theo là thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC.
Đồng thời, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 57/2022/NQ-HĐND, ngày 09/12/2022 về hỗ trợ mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC qua DVCTT. Theo đó, cá nhân, tổ chức thực hiện nộp TTHC qua DVCTT được giảm 50% lệ phí theo quy định. Thúc đẩy, tạo chuyển biến trong công tác cải cách TTHC, Yên Bái đã có một số cách làm mới như: ban hành quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư và các TTHC liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường, cụ thể đã rút ngắn thời gian giải quyết từ 20 - 30% so với quy định.
Ngoài ra, đã thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết tại quyết định phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC. Tỉnh đã thực hiện ủy quyền 32 TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận của cấp tỉnh cho cấp huyện, cấp xã tiếp nhận và trả kết quả. Song song, thực hiện ứng dụng hệ thống Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Yên Bái. Thực hiện công tác tuyên truyền, các tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn đã trực tiếp hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT toàn trình theo phương châm "Đi từng ngõ, gõ từng nhà”.
Ông Bùi Xuân Liên ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên nhận xét: "Các thành viên trong Tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn đã nhiệt tình, trách nhiệm, đi đến từng nhà hướng dẫn mọi người cài đặt, sử dụng, thực hiện các TTHC trên mạng điện tử cũng như các tiện ích khác. Đến giờ, người dân Đồng Gianh đều thích vì rất tiện lợi”.
Đặc biệt, tỉnh đã lựa chọn 20 DVCTT toàn trình để thực hiện thí điểm mô hình: "Không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các dịch vụ công đã cung cấp DVCTT toàn trình trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái”. Đến nay, Cổng Dịch vụ công (DVC) của tỉnh đã và đang kết nối với 27 hệ thống cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cũng như đẩy mạnh thực hiện việc số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC để tái sử dụng mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại.
Anh Nathan Buck, quốc tịch Nam Phi là giáo viên Trung tâm Anh ngữ Poppy, tạm trú ở địa bàn phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Tôi đã được các cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái hướng dẫn nhiệt tình, cụ thể về việc khai báo tạm trú trên môi trường điện tử. Thực hiện khai báo theo hình thức này, tôi thấy vô cùng tiện lợi và nhanh chóng”.
Đặc biệt, đến nay tỉnh đã tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên hệ thống Cổng Dịch vụ công của tỉnh để người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đăng nhập và thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng. Yên Bái là một trong hai tỉnh, thành phố đầu tiên kết nối thành công, triển khai đưa vào thực hiện trên môi trường chính thức; tích hợp hệ thống chứng thực điện tử trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh; xây dựng thành công ứng dụng Cổng Dịch vụ công trên thiết bị thông minh.
Các cấp, các ngành, các địa phương vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt, công tác CCHC của Yên Bái có bước tiến bộ rõ nét. Năm 2021, Chỉ số CCHC của tỉnh xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số Hiệu quả Quản trị hành chính công (PAPI) nằm trong nhóm "Trung bình cao”. Năm 2022, tương ứng các chỉ số xếp vị trí 14/63, 11/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số PAPI nằm trong nhóm "Trung bình cao” và là năm thứ 2 Yên Bái duy trì vị trí thứ 5/14 các tỉnh trong khu vực. Năm 2023, tỉnh Yên Bái tiếp tục ghi tên trong nhóm "Trung bình cao" với tổng điểm 42,4909; đứng ở vị trí thứ 28/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 8 bậc so với năm 2022.
Đặc biệt, theo công bố của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), năm 2023, tỉnh Yên Bái tăng 4 bậc trong xếp hạng Chỉ số PAR INDEX so với năm 2022 và là Top 10 địa phương có kết quả Chỉ số cải cách hành chính cao nhất. Kết quả công tác CCHC đã góp phần đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 của Yên Bái đạt 65,99 điểm (tăng 2,9 điểm so với năm 2022), xếp thứ 39/63 tỉnh, thành trên cả nước, tăng 12 bậc so với năm 2022./.
Theo Báo Yên Bái
Các bài khác
- Các chỉ tiêu chủ yếu của công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2025 của tỉnh Yên Bái (31/12/2024)
- UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo tăng cường triển khai dịch vụ công lĩnh vực đất đai (31/12/2024)
- Yên Bái quyết tâm phấn đấu nằm trong nhóm các tỉnh, thành có chỉ số cải cách hành chính cao nhất cả nước (31/12/2024)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (26/12/2024)
- Yên Bái đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến (25/12/2024)
- Yên Bái thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình (25/12/2024)
- Thanh tra tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024. (02/11/2024)
- Một số kết quả trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Yên Bái trong 10 tháng năm 2024 (24/10/2024)
- Thanh tra tỉnh tổ chức gặp mặt nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 (21/10/2024)
- Yên Bái tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng (09/10/2024)
Xem thêm »