Phát biểu tại Lễ khai mạc Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam 2024 ngày 19/11/2024, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số đã nhấn mạnh vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt ưu tiên các sáng kiến về AI và trợ lý ảo nhằm hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo minh bạch, công bằng và trách nhiệm.
AI là công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư. Nó giống như động cơ hơi nước của CMCN lần thứ nhất, máy phát điện của CMCN lần thứ hai và máy tính cá nhân của CMCN lần thứ ba.
Nhưng đâu là ứng dụng quan trọng nhất của AI thì vẫn là câu hỏi lớn. Thế giới vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.
Trợ lý ảo có thể là ứng dụng quan trọng nhất của AI. Liệu trợ lý ảo cá nhân có trở thành giống như máy tính cá nhân không?
Trợ lý ảo có thể là trợ lý ảo cá nhân cho mỗi người, có thể là trợ lý ảo dùng riêng cho mỗi tổ chức.
Khi phát triển trợ lý ảo, công ty công nghệ và người sử dụng có hai vai trò khác nhau. Công ty công nghệ cung cấp nền tảng công nghệ, AI engine, các công cụ hỗ trợ để dạy trợ lý ảo. Người sử dụng thì đưa vào dữ liệu của mình, tri thức của mình và dạy trợ lý ảo.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
AI là trợ lý cho con người. AI không thay thế con người. AI mà giúp việc cho con người, AI tăng thêm sức mạnh cho con người.
Trợ lý ảo giúp mỗi chúng ta làm việc của mình tốt hơn, giúp chúng ta được giải phóng khỏi những việc không có tính sáng tạo, nhưng tốn nhiều công sức và thời gian, để con người tập trung vào việc tốt nhất của mình là sáng tạo.
AI càng nhiều dữ liệu thì càng thông minh, con người thì ngược lại, càng ít dữ liệu thì càng thông minh. Vậy, AI tập trung vào việc tốt nhất của nó là xử lý dữ liệu, con người tập trung vào việc tốt nhất của mình là sáng tạo.
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải xây dựng trợ lý ảo của riêng mình, dựa trên dữ liệu và tri thức của mình và được sử dụng cho riêng mình. Khi đó, AI là của chúng ta, không phải AI của một ai đó, và do vậy, chúng ta sẽ tin tưởng AI của mình.
AI dùng riêng sẽ không làm cho chúng ta giống nhau mà làm cho chúng ta khác biệt hơn. Sự khác biệt là lý do tồn tại của mỗi con người. AI dùng chung không phải do chúng ta tạo ra, mà do người khác tạo ra, và do vậy, trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi, AI phải qua đánh giá, phải tuân thủ các tiêu chuẩn công cộng. Khi sử dụng AI dùng chung, chúng ta có xu thế trở lên giống nhau hơn. Bởi vậy, AI dùng riêng và AI dùng chung là 2 mặt của đồng xu, đồng thời tồn tại.
* Của cải là do thời gian nhân với trí tuệ. Thời gian thì hữu hạn, trí tuệ thì vô hạn và trí tuệ có thể được tăng thêm sức mạnh bởi AI.
* AI là mới với tất cả chúng ta, vì thế sự hợp tác là con đường tốt nhất để cùng nhau phát triển.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Khi phát triển trợ lý ảo, công ty công nghệ và người sử dụng có hai vai trò khác nhau. Công ty công nghệ cung cấp nền tảng công nghệ, AI engine, các công cụ hỗ trợ để dạy trợ lý ảo. Người sử dụng thì đưa vào dữ liệu của mình, tri thức của mình và dạy trợ lý ảo. Giống như dạy đứa con của mình. Cũng chính vì sự tách biệt này mà chúng ta không phụ thuộc vào các công ty công nghệ. Chúng ta tạo ra AI của chính mình.
Khi ta còn sống thì trợ lý ảo là người giúp việc, khi ta chết thì trợ lý ảo là chính chúng ta và tiếp tục sống. Con người sẽ trở thành bất tử.
Của cải là do thời gian nhân với trí tuệ. Thời gian thì hữu hạn, trí tuệ thì vô hạn và trí tuệ có thể được tăng thêm sức mạnh bởi AI. Của cải của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia vì vậy mà cũng tăng lên.
AI là mới với tất cả chúng ta, vì thế sự hợp tác là con đường tốt nhất để cùng nhau phát triển.
Việt Nam coi mã nguồn mở AI là cách để phát triển AI một cách bền vững. Mã nguồn mở tạo ra sự tin tưởng. Mã nguồn mở tạo ra sự phát triển toàn cầu thay vì độc quyền công nghệ.
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải xây dựng trợ lý ảo của riêng mình, dựa trên dữ liệu và tri thức của mình và được sử dụng cho riêng mình.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Nam đang dự thảo luật để công nhận những nguyên tắc cơ bản của AI, như AI là để phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc con người, phải đảm bảo sự minh bạch và giải thích được, có trách nhiệm giải trình, công bằng và không phân biệt đối xử, tôn trọng các giá trị đạo đức và quyền con người, bảo vệ quyền riêng tư, tiếp cận bao trùm, đảm bảo an ninh và bảo mật, kiểm soát được, quản lý dựa trên rủi ro và đổi mới có trách nhiệm.
Trợ lý ảo đã được phát triển và khai thác khá thành công ở nhiều nước. Trong chương trình Tuần lễ số quốc tế năm nay, chúng ta sẽ có cơ hội trực tiếp trao đổi, chia sẻ và thảo luận với các Bộ trưởng, đại diện các cơ quan quản lý của các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty tư vấn, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.
Việt Nam đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, chuyển đổi số và kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.
Tuần lễ số Quốc tế được tổ chức thường niên sẽ là cơ hội để cơ quan quản lý của các nước, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội, doanh nghiệp số toàn cầu cùng thảo luận, chia sẻ và thiết lập các quan hệ đối tác số, chung tay xây dựng thế giới số bền vững.
Nguyễn Mạnh Hùng
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng,
Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số
Nguồn: https://mic.gov.vn/
Phát biểu tại Lễ khai mạc Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam 2024 ngày 19/11/2024, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số đã nhấn mạnh vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt ưu tiên các sáng kiến về AI và trợ lý ảo nhằm hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo minh bạch, công bằng và trách nhiệm.Cổng TTĐT Bộ TT&TT trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu.
AI là công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư. Nó giống như động cơ hơi nước của CMCN lần thứ nhất, máy phát điện của CMCN lần thứ hai và máy tính cá nhân của CMCN lần thứ ba.
Nhưng đâu là ứng dụng quan trọng nhất của AI thì vẫn là câu hỏi lớn. Thế giới vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.
Trợ lý ảo có thể là ứng dụng quan trọng nhất của AI. Liệu trợ lý ảo cá nhân có trở thành giống như máy tính cá nhân không?
Trợ lý ảo có thể là trợ lý ảo cá nhân cho mỗi người, có thể là trợ lý ảo dùng riêng cho mỗi tổ chức.
Khi phát triển trợ lý ảo, công ty công nghệ và người sử dụng có hai vai trò khác nhau. Công ty công nghệ cung cấp nền tảng công nghệ, AI engine, các công cụ hỗ trợ để dạy trợ lý ảo. Người sử dụng thì đưa vào dữ liệu của mình, tri thức của mình và dạy trợ lý ảo.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
AI là trợ lý cho con người. AI không thay thế con người. AI mà giúp việc cho con người, AI tăng thêm sức mạnh cho con người.
Trợ lý ảo giúp mỗi chúng ta làm việc của mình tốt hơn, giúp chúng ta được giải phóng khỏi những việc không có tính sáng tạo, nhưng tốn nhiều công sức và thời gian, để con người tập trung vào việc tốt nhất của mình là sáng tạo.
AI càng nhiều dữ liệu thì càng thông minh, con người thì ngược lại, càng ít dữ liệu thì càng thông minh. Vậy, AI tập trung vào việc tốt nhất của nó là xử lý dữ liệu, con người tập trung vào việc tốt nhất của mình là sáng tạo.
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải xây dựng trợ lý ảo của riêng mình, dựa trên dữ liệu và tri thức của mình và được sử dụng cho riêng mình. Khi đó, AI là của chúng ta, không phải AI của một ai đó, và do vậy, chúng ta sẽ tin tưởng AI của mình.
AI dùng riêng sẽ không làm cho chúng ta giống nhau mà làm cho chúng ta khác biệt hơn. Sự khác biệt là lý do tồn tại của mỗi con người. AI dùng chung không phải do chúng ta tạo ra, mà do người khác tạo ra, và do vậy, trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi, AI phải qua đánh giá, phải tuân thủ các tiêu chuẩn công cộng. Khi sử dụng AI dùng chung, chúng ta có xu thế trở lên giống nhau hơn. Bởi vậy, AI dùng riêng và AI dùng chung là 2 mặt của đồng xu, đồng thời tồn tại.
* Của cải là do thời gian nhân với trí tuệ. Thời gian thì hữu hạn, trí tuệ thì vô hạn và trí tuệ có thể được tăng thêm sức mạnh bởi AI.
* AI là mới với tất cả chúng ta, vì thế sự hợp tác là con đường tốt nhất để cùng nhau phát triển.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Khi phát triển trợ lý ảo, công ty công nghệ và người sử dụng có hai vai trò khác nhau. Công ty công nghệ cung cấp nền tảng công nghệ, AI engine, các công cụ hỗ trợ để dạy trợ lý ảo. Người sử dụng thì đưa vào dữ liệu của mình, tri thức của mình và dạy trợ lý ảo. Giống như dạy đứa con của mình. Cũng chính vì sự tách biệt này mà chúng ta không phụ thuộc vào các công ty công nghệ. Chúng ta tạo ra AI của chính mình.
Khi ta còn sống thì trợ lý ảo là người giúp việc, khi ta chết thì trợ lý ảo là chính chúng ta và tiếp tục sống. Con người sẽ trở thành bất tử.
Của cải là do thời gian nhân với trí tuệ. Thời gian thì hữu hạn, trí tuệ thì vô hạn và trí tuệ có thể được tăng thêm sức mạnh bởi AI. Của cải của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia vì vậy mà cũng tăng lên.
AI là mới với tất cả chúng ta, vì thế sự hợp tác là con đường tốt nhất để cùng nhau phát triển.
Việt Nam coi mã nguồn mở AI là cách để phát triển AI một cách bền vững. Mã nguồn mở tạo ra sự tin tưởng. Mã nguồn mở tạo ra sự phát triển toàn cầu thay vì độc quyền công nghệ.
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải xây dựng trợ lý ảo của riêng mình, dựa trên dữ liệu và tri thức của mình và được sử dụng cho riêng mình.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Nam đang dự thảo luật để công nhận những nguyên tắc cơ bản của AI, như AI là để phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc con người, phải đảm bảo sự minh bạch và giải thích được, có trách nhiệm giải trình, công bằng và không phân biệt đối xử, tôn trọng các giá trị đạo đức và quyền con người, bảo vệ quyền riêng tư, tiếp cận bao trùm, đảm bảo an ninh và bảo mật, kiểm soát được, quản lý dựa trên rủi ro và đổi mới có trách nhiệm.
Trợ lý ảo đã được phát triển và khai thác khá thành công ở nhiều nước. Trong chương trình Tuần lễ số quốc tế năm nay, chúng ta sẽ có cơ hội trực tiếp trao đổi, chia sẻ và thảo luận với các Bộ trưởng, đại diện các cơ quan quản lý của các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty tư vấn, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.
Việt Nam đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, chuyển đổi số và kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.
Tuần lễ số Quốc tế được tổ chức thường niên sẽ là cơ hội để cơ quan quản lý của các nước, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội, doanh nghiệp số toàn cầu cùng thảo luận, chia sẻ và thiết lập các quan hệ đối tác số, chung tay xây dựng thế giới số bền vững.
Nguyễn Mạnh Hùng
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng,
Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số
Nguồn: https://mic.gov.vn/