Trong năm 2024, tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu duy trì chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) trong nhóm 15 tỉnh, thành; chỉ số cải cách hành chính tiếp tục nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành; chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) nằm trong nhóm "Trung bình cao" của cả nước; phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành; chỉ số xanh (PGI) nằm trong nhóm 40 tỉnh, thành.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh: Thanh Chi)
Đó là mục tiêu mà lãnh đạo tỉnh Yên Bái đề ra tại Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố (DDCI) năm 2023; triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2024 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức sáng 11/6.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đồng chủ trì Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ, năm 2023, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Yên Bái đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Công tác cải cách hành chính của tỉnh Yên Bái tiếp tục có sự tiến bộ vượt bâc, thể hiện qua chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hài lòng 87,73%, tăng 2 bậc so với năm 2022. Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành (tăng 4 bậc so với năm 2022). Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 28/63 tỉnh, thành (tăng 8 bậc so với năm 2022, tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao"). Đồng thời, trong 3 năm liên tục, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Yên Bái duy trì ở vị trí thứ 5/14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Sự chuyển biến tích cực, cải thiện rõ rệt về thứ hạng và nội dung trong đánh giá Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đã phản ánh quyết tâm của các cấp chính quyền của tỉnh trong giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia xây dựng chính quyền.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Yên Bái năm 2023 đạt 65,99 điểm, xếp vị trí 39/63 tỉnh, thành tăng 2,9 điểm và 12 bậc so với năm 2022. So với các tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Yên Bái đứng ở vị trí 8/14, tăng 1 bậc so với năm 2022. Chỉ số PCI tỉnh Yên Bái cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao sự chuyển biến tích cực trong các chỉ số: Gia nhập thị trường, Đào tạo lao động, Chi phí không chính thức, Chỉ số cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp…
Kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2023 cho thấy, các các đơn vị dẫn đầu đều có sự đồng đều giữa đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá của cấp có thẩm quyền thông qua tài liệu kiểm chứng do đơn vị cung cấp.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái cũng đã xây dựng và thực hiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI )nhằm đánh giá tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong lộ trình phát triển và tăng trưởng thông qua 4 chỉ số thành phần với 44 chỉ tiêu. Năm 2023, chỉ số PGI của tỉnh Yên Bái đạt 18,4 điểm, đứng thứ 59/63 tỉnh, thành phố, tăng 3,16 điểm và giảm 37 bậc so với năm 2022. Điều đó cho thấy, tỉnh Yên Bái đang làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng, hạn chế ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tích cực trong việc duy trì cải thiện, kết quả các chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS, PCI trong năm 2023. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đề nghị, trong năm 2024, UBND tỉnh, các cấp, các ngành cấn tiếp tục duy trì và cải thiện các chỉ số CCHC, PAPI, PCI, SIPAS. Đồng thời, nhấn mạnh các giải pháp phải thực hiện nhằm cải thiện từng chỉ số thành phần trong chỉ số PCI. Trong đó, ban hành kế hoạch cải thiện các chỉ số, đặc biệt là cải thiện chỉ số PCI, cần xác định rõ mức độ cải thiện của từng chỉ số thành phần và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu. Đồng thời có biện pháp để kiểm tra, đánh giá, đo lường mức độ thực hiện các kế hoạch. Tiếp tục đổi mới nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp và năng lực tham mưu thực thi của cán bộ công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị. Nỗ lực cải cách hành chính nhất là về cải cách thể chế; cải cách hành chính công; đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách hành chính, nhất là các nội dung liên quan đến cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định quyết tâm của tỉnh trong năm 2024: phấn đấu chỉ số SIPAS tiếp tục duy trì trong nhóm 15 tỉnh, thành; chỉ số CCHC của tỉnh (PAR INDEX) tiếp tục nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành; chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) nằm trong nhóm "Trung bình cao" của cả nước; phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành; chỉ số xanh (PGI) nằm trong nhóm 40 tỉnh, thành.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, địa phương bám sát mục tiêu cải thiện các chỉ số SIPAS, PAR INDEX, PAPI và PCI, DGI, DDCI xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong đó, đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần, nhất là đối với các cơ quan, địa phương đang ở thứ hạng thấp. Nghiêm túc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để tiếp tục chỉ đạo duy trì, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh theo đúng kế hoạch đề ra, phải làm sao để chỉ số cải cách hành chính, chỉ số DDCI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm sau tốt hơn năm trước.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cũng đề nghị các cơ quan, địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm vụ được giao; xác định nhiệm vụ cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, quy trình giải quyết nội bộ, gắn với chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên. Đồng thời, tiếp tục lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, kiểm tra cải cách hành chính dưới các hình thức phù hợp, hiệu quả, thiết thực…
Nhân dịp này, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2023; nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sở, ngành, địa phương năm 2023./.
Theo https://dangcongsan.vn/
Trong năm 2024, tỉnh Yên Bái quyết tâm phấn đấu duy trì chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) trong nhóm 15 tỉnh, thành; chỉ số cải cách hành chính tiếp tục nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành; chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) nằm trong nhóm "Trung bình cao" của cả nước; phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành; chỉ số xanh (PGI) nằm trong nhóm 40 tỉnh, thành.Đó là mục tiêu mà lãnh đạo tỉnh Yên Bái đề ra tại Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố (DDCI) năm 2023; triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2024 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức sáng 11/6.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đồng chủ trì Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ, năm 2023, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Yên Bái đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Công tác cải cách hành chính của tỉnh Yên Bái tiếp tục có sự tiến bộ vượt bâc, thể hiện qua chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hài lòng 87,73%, tăng 2 bậc so với năm 2022. Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành (tăng 4 bậc so với năm 2022). Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 28/63 tỉnh, thành (tăng 8 bậc so với năm 2022, tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao"). Đồng thời, trong 3 năm liên tục, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Yên Bái duy trì ở vị trí thứ 5/14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Sự chuyển biến tích cực, cải thiện rõ rệt về thứ hạng và nội dung trong đánh giá Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đã phản ánh quyết tâm của các cấp chính quyền của tỉnh trong giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia xây dựng chính quyền.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Yên Bái năm 2023 đạt 65,99 điểm, xếp vị trí 39/63 tỉnh, thành tăng 2,9 điểm và 12 bậc so với năm 2022. So với các tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Yên Bái đứng ở vị trí 8/14, tăng 1 bậc so với năm 2022. Chỉ số PCI tỉnh Yên Bái cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao sự chuyển biến tích cực trong các chỉ số: Gia nhập thị trường, Đào tạo lao động, Chi phí không chính thức, Chỉ số cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp…
Kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2023 cho thấy, các các đơn vị dẫn đầu đều có sự đồng đều giữa đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá của cấp có thẩm quyền thông qua tài liệu kiểm chứng do đơn vị cung cấp.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái cũng đã xây dựng và thực hiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI )nhằm đánh giá tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong lộ trình phát triển và tăng trưởng thông qua 4 chỉ số thành phần với 44 chỉ tiêu. Năm 2023, chỉ số PGI của tỉnh Yên Bái đạt 18,4 điểm, đứng thứ 59/63 tỉnh, thành phố, tăng 3,16 điểm và giảm 37 bậc so với năm 2022. Điều đó cho thấy, tỉnh Yên Bái đang làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng, hạn chế ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tích cực trong việc duy trì cải thiện, kết quả các chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS, PCI trong năm 2023. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đề nghị, trong năm 2024, UBND tỉnh, các cấp, các ngành cấn tiếp tục duy trì và cải thiện các chỉ số CCHC, PAPI, PCI, SIPAS. Đồng thời, nhấn mạnh các giải pháp phải thực hiện nhằm cải thiện từng chỉ số thành phần trong chỉ số PCI. Trong đó, ban hành kế hoạch cải thiện các chỉ số, đặc biệt là cải thiện chỉ số PCI, cần xác định rõ mức độ cải thiện của từng chỉ số thành phần và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu. Đồng thời có biện pháp để kiểm tra, đánh giá, đo lường mức độ thực hiện các kế hoạch. Tiếp tục đổi mới nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp và năng lực tham mưu thực thi của cán bộ công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị. Nỗ lực cải cách hành chính nhất là về cải cách thể chế; cải cách hành chính công; đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách hành chính, nhất là các nội dung liên quan đến cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định quyết tâm của tỉnh trong năm 2024: phấn đấu chỉ số SIPAS tiếp tục duy trì trong nhóm 15 tỉnh, thành; chỉ số CCHC của tỉnh (PAR INDEX) tiếp tục nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành; chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) nằm trong nhóm "Trung bình cao" của cả nước; phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành; chỉ số xanh (PGI) nằm trong nhóm 40 tỉnh, thành.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, địa phương bám sát mục tiêu cải thiện các chỉ số SIPAS, PAR INDEX, PAPI và PCI, DGI, DDCI xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong đó, đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần, nhất là đối với các cơ quan, địa phương đang ở thứ hạng thấp. Nghiêm túc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để tiếp tục chỉ đạo duy trì, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh theo đúng kế hoạch đề ra, phải làm sao để chỉ số cải cách hành chính, chỉ số DDCI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm sau tốt hơn năm trước.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cũng đề nghị các cơ quan, địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm vụ được giao; xác định nhiệm vụ cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, quy trình giải quyết nội bộ, gắn với chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên. Đồng thời, tiếp tục lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, kiểm tra cải cách hành chính dưới các hình thức phù hợp, hiệu quả, thiết thực…
Nhân dịp này, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái đã trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2023; nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sở, ngành, địa phương năm 2023./.
Theo https://dangcongsan.vn/
Các bài khác
- Các chỉ tiêu chủ yếu của công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2025 của tỉnh Yên Bái (31/12/2024)
- UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo tăng cường triển khai dịch vụ công lĩnh vực đất đai (31/12/2024)
- Cải cách hành chính ở Yên Bái: Tích cực, chủ động, quyết liệt, nỗ lực (31/12/2024)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (26/12/2024)
- Yên Bái đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến (25/12/2024)
- Yên Bái thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình (25/12/2024)
- Thanh tra tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024. (02/11/2024)
- Một số kết quả trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Yên Bái trong 10 tháng năm 2024 (24/10/2024)
- Thanh tra tỉnh tổ chức gặp mặt nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 (21/10/2024)
- Yên Bái tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng (09/10/2024)
Xem thêm »